Mua bán nhà là việc vô cùng quan trọng thế nên thủ tục mua bán hay chuyển nhượng không hề đơn giản. Dưới đây là những lưu ý cũng như quy trình các bước thanh toán tiền khi mua nhà theo đúng trình tự luật pháp bạn nên tham khảo.
Quy trình các bước thanh toán tiền khi mua nhà bạn cần biết
Các bước thanh toán tiền mua nhà sẽ được tiến hành khi cả hai bên mua và bán đã thống nhất về giá. Quy trình thanh toán mua nhà trả góp tphcm sẽ được thực hiện theo các bước sau:
1. Các bước thanh toán tiền khi mua nhà – Thanh toán tiền đặt cọc
Bước đầu tiên trong các bước thanh toán tiền mua nhà là thanh toán tiền đặt cọc. Để đảm bảo an toàn chúng ta nên tìm một công ty môi giới nhằm hỗ trợ dịch vụ cũng như làm chứng cho quá trình giao dịch mua bán diễn ra đúng quy định. Số tiền cọc thường dao động trong khoảng 5%-10% giá trị ngôi nhà. Khi lập hợp đồng nên quy rõ trách nhiệm cho bên bán, nếu bên bán không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thì phải hoàn lại tiền cọc và bồi thường theo giá trị đã ký kết trong hợp đồng.
2. Các bước thanh toán tiền khi mua nhà – Thanh toán tiền mua nhà sau khi ký hợp đồng công chứng
Ở bước này vai trò của công chứng rất quan trọng. Hợp đồng mua bán sẽ được bên văn phòng công chứng soạn sẵn những bạn cũng nên nghiên cứu trước và đọc lại lần nữa trước khi ký. Đừng nên để đến phòng công chứng mới bắt đầu xem hợp đồng. Theo các chuyên gia, chúng ta không nên thanh toán quá 95% giá trị ngôi nhà (bao gồm 10% đã cọc). Bởi vì sau khi hợp đồng mua bán được công chứng, hai ben mua bán sẽ phải làm thủ tục đăng bộ hoặc khai thuế. Khi khai thuế, bên bán phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị nhà bán, còn bên mua sẽ đóng phí trước bạ 0.5%. Vì thế, để tránh việc bên bán không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân thì bên mua không nên thanh toán quá 95% tổng giá trị ghi trên hợp đồng.
3. Các bước thanh toán tiền khi mua nhà – Thanh toán sau khai thuế và hoàn thành hồ sơ đăng bộ nhà đất
Sau khi hai bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về thuế, hai bên mua bán sẽ tiến hành đăng bộ hồ sơ nhất tại UBND Quận/Huyện. Với hồ sơ đầy đủ bạn sẽ nhận được sổ sau 45 ngày làm việc. Khi đó bên mua sẽ thanh toán hết tiền cho bên bán. Đây được xem là bước cuối cùng trong các bước thanh toán tiền mua nhà.
Đọc thêm: Lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất có thật sự quan trọng?
3 lưu ý trước khi tiến hành các bước thanh toán tiền khi mua nhà
Tuy đã rõ về quy trình các bước thanh toán tiền khi mua nhà, các bạn vẫn nên tìm hiểu thêm một số lưu ý trước khi tiến hành thanh toán và cần tìm hiểu xem vay mua nhà ngân hàng nào rẻ nhất. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng bạn nên ghi nhớ:
- Kiểm tra tính pháp lý: Trước khi tiến hành thanh toán tiền mua nhà bạn nên kiểm tra tính pháp lý của ngôi nhà. Điều này bao gồm các thông tin như chủ sở hữu là ai (một hay nhiều người sở hữu), có đúng với sổ hộ khẩu không, thông tin về vị trí, diện tích, loại hình nhà ở, khu đất có thuộc khu quy hoạch hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem ngôi nhà đó có đang nợ thuế, bị cầm cố hay đang tranh chấp, thi hành án không.
- Thống nhất về các vấn đề thuế liên quan đến ngôi nhà: Như đã đề cập trong nội dung về các bước thanh toán tiền mua nhà, thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của bên bán phải nộp vào ngân sách nhà nước. Bên mua và bên bán cần phải trao đổi rõ ràng và thống nhất với nhau, đồng thời các điều khoản này cũng phải được ghi rõ ràng trên hợp đồng.
- Trường hợp bất động sản đang bị cầm cố: Khi ngôi nhà bạn muốn mua đang bị thế chấp tại ngân hàng, thì phía ngân hàng mới là nơi quyết định có chấp thuận bán tài sản đó hay không. Bạn phải yêu cầu người bán cung cấp giấy chấp thuận cho phép bán tài sản của bên ngân hàng. Ngoài ra, số tiền mà bạn và bên bán thỏa thuận buộc phải lớn hơn số tiền bên mua đã thế chấp trước đó, tính cả gốc lẫn lãi.
Mong rằng những chia sẻ trên về các vấn đề cần lưu ý trước khi thanh toán tiền mua nhà cũng như quy trình các bước thanh toán tiền khi mua nhà sẽ giúp bạn tiến hành giao dịch thuận lợi, đồng thời có thể hạn chế được các rủi ro có thể phát sinh.
Đọc thêm: Mua nhà thế chấp ngân hàng là gì? Vay mua nhà thế chấp cùng TPBank có thật sự hời?