Vốn kinh doanh có thể được hiểu đơn giản là khoản tiền dùng để đầu tư cho hoạt động sản xuất nói riêng và kinh doanh nói chung, cũng có thể hiểu nó chính là số tiền ứng trước, là tài sản hữu hình hoặc vô hình. Được xem là yếu tố tiên quyết trong quá trình vận hành sản xuất. Số vốn này cũng có thể biểu thị cho tài khoản cũng như khả năng vận hành ổn định của một doanh nghiệp.
Phân loại vốn kinh doanh phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay
Loại vốn này được chia thành nhiều loại phân theo từng đặc điểm của nó, tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp mà xếp chúng vào những loại khác nhau. Không chỉ theo đặc điểm mà còn theo mục đích sử dụng của nó nữa.
1. Loại vốn kinh doanh theo điểm luân chuyển của nguồn vốn đó
Phân loại vốn này chính là xác định nguồn vốn kinh doanh đó, bao gồm 2 loại đó là vốn cố định và vốn lưu động.
– Vốn cố định: Là nguồn vốn có sẵn trước đó, nó có thể dùng để đầu tư cho những tài sản cố định cho một công ty, xí nghiệp, cho doanh nghiệp nói chung. Trong một vài trường hợp thì quy mô của nguồn vốn này sẽ ảnh hưởng đến quy mô/chất lượng của các tài sản cố định. Bên cạnh đó số tài sản cố định này lại mang tính luân chuyển của chính nguồn vốn đó.
– Vốn lưu động: Là loại vốn dùng để vận hành những tài sản lưu động, hỗ trợ cho doanh nghiệp được vận hành trơn tru, ổn định. Đây cũng được xem là loại tài sản ngắn hạn. Các khoản cho nợ cũng như các loại hàng tồn kho cũng được coi là vốn lưu động.
Bài viết liên quan: Các hình thức thanh toán quốc tế
2. Loại vốn kinh doanh theo thời gian huy động và sử dụng
Loại này cũng được chia thành 2 loại đó là: Vốn thường xuyên và vốn tạm thời.
– Vốn thường xuyên: Là nguồn được sử dụng dài hạn, ít nhất 1 năm liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Nguồn vốn tạm thời: Vốn kinh doanh này được sử dụng cho những mục đích có tính chất tạm thời, phát sinh bất ngờ trong quá trình kinh doanh.
Mời bạn đọc thêm bài viết dưới đây: Internet banking dành cho doanh nghiệp và những thông tin tổng quan bạn cần biết.
3. Nguồn vốn kinh doanh căn cứ theo quan hệ sở hữu giữa các chủ sở hữu
Loại thứ 3 là nguồn vốn được hình thành từ nhiều chủ sở hữu của doanh nghiệp, cũng có thể là từ 1 chủ sở hữu duy nhất. Đây là nguồn vốn hình thành từ đầu và trong quá trình phát triển của doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi. Việc phải phân vốn theo tiêu chí này giúp đánh giá được tính độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng đánh giá được mức độ độc lập tài chính đối với các quyết định sản xuất kinh doanh. Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính, giảm thiểu áp lực đối với việc đáp ứng nghĩa vụ nợ gốc và lãi vay cho các chủ nợ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, nguồn vốn nợ luôn phải là nguồn vốn hình thành từ các nguồn vay khác nhau. Nguồn này được vay từ trong nước, ngoài nước, tài sản chờ xử lý và tổ chức tài chính tín dụng cũng như các khoản tạm sử dụng chưa thanh toán. Vốn và vay vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định sự ổn định của doanh nghiệp, do vậy cần xác định rõ ràng để có thể chắc chắn về tình hình tài chính và định hướng kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Đọc thêm: Một Số Lưu Ý Khi Lần Đầu Mua Nhà Trả Góp Ở Hà Nội Và TP.HCM Cần Phải Biết
Có thể nói vốn chính là điều tiên quyết để vận hành một doanh nghiệp, do vậy nhu cầu về vay vốn ngân hàng kinh doanh cũng ngày càng trở thành một nhu cầu gần như là phổ biến ở các doanh nghiệp. Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng đều hỗ trợ loại dịch vụ này và kèm theo một số các yêu cầu khác để thỏa điều kiện vay.
Đọc thêm: Có nên mua xe ô tô cũ đang khuyến mãi trả góp 0% hay không?